Xây dựng chiến lược kinh doanh tiệm nail là một trong bước quan trọng nhất trước khi chính thức mở tiệm nail. Tuy nhiên, không ít cá nhân và doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc xác định những yếu tố then chốt trong một chiến lược. Bài viết sau đây, lamdepmoingay.com.vn sẽ cung cấp cho bạn 11 chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất cho người mới.
Tạo nét riêng cho thương hiệu nail
Theo chuyên gia, mỗi thương hiệu nail nên tạo ra những ưu thế đặc biệt so với các đối thủ cùng ngành để có thể dễ dàng “ghi điểm” trong lòng khách hàng. Do đó, các cơ sở làm nail nên chú trọng vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, cập nhật xu hướng làm nail thịnh hành, tạo nên không gian sang trọng và thoải mái nhất.
Đặc biệt, các cơ sở cung cấp dịch vụ làm nail cũng có thể cho khách hàng tự pha màu nail theo sở thích. Sau đó, chủ cơ sở nail hãy chiết tách màu sơn đó thành một lọ sơn mới và bán kèm trong gói dịch vụ.
Lập chiến lược tài chính
Trước khi lập tiệm nail, chủ cơ sở nên xây dựng một chiến lược tài chính thật rõ ràng và khoa học nhằm ngăn ngừa tình trạng hao hụt vốn, ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt, bạn cũng nên xác định rõ nguồn vốn được đầu tư và ngân sách hiện có của mình.
Những khoản tiền cần đầu tư khi mở tiệm nail là chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế, chi phí thuê nhân viên, chi phí mua nguyên liệu làm nail và một số khoản tiền phát sinh.
Chiến lược giá cả
Giá cả cũng là yếu tố quan trọng mà chủ kinh doanh nên xem xét thật kỹ khi xây dựng chiến lược kinh doanh tiệm nail. Các bạn nên tham khảo, nghiên cứu giá thị trường, lập bảng phân tích thật cụ thể để đưa ra bảng giá hợp lý nhất, giúp khách hàng có thể làm đẹp với mức chi phí tiết kiệm nhất.
Chiến lược khoanh vùng khách hàng mục tiêu
Việc khoanh vùng khách hàng mục tiêu giúp chủ cơ sở nail lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng dễ dàng hơn. Thông thường, chúng ta nên đặt cơ sở làm nail của mình tại những nơi đông đúc, sầm uất như gần siêu thị, khu dân cư, văn phòng, trung tâm thương mại, trường học,… Đây đều là những địa bàn có thể giúp bạn dễ dàng thu hút khách hàng, giúp họ lựa chọn dịch vụ làm nail của bạn.
Chiến lược đầu tư máy móc
Khi mở tiệm nail, chủ kinh doanh nên tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc, thành phần của nguyên vật liệu sơn móng tay. Đồng thời, các bạn cũng nên lựa chọn và mua những loại sơn móng tay an toàn, lành tính nhất nhằm ngăn ngừa sự tổn thương cho cơ thể của khách hàng.
Bên cạnh đó, chủ cơ sở nail cũng nên trang bị hệ thống máy móc, dụng cụ làm nail hiện đại, tiến tiến nhất cũng như thường xuyên đổi dụng cụ, máy móc mới. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro trong suốt quá trình làm móng tại cơ sở nail của bạn.
Chiến lược khuyến mãi
Việc cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn sẽ giúp cơ sở của bạn thu hút sự quan tâm của khách hàng. Tuy nhiên, chủ kinh doanh cũng nên xây dựng chiến lược cụ thể cho các gói ưu đãi này như: giảm giá dịch vụ vào dịp Lễ tết, sinh nhật; tặng quà; chiết khấu; combo,…
Ngoài ra, những chương trình ưu đãi còn giúp cơ sở của bạn “giữ chân” khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. Việc cung cấp những chính sách này cũng giúp khách hàng có thể làm đẹp với mức chi phí tiết kiệm nhất.
Chiến lược tiếp cận khách hàng
Tiếp cận khách hàng cũng là một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh tiệm nail. Đầu tiên, chúng ta nên tiếp cận những đối tượng ở phạm vi gần cửa hàng, sau đó mới mở rộng ra xa hơn thông qua một số phương pháp như:
- Thiết kế không gian bắt mắt: Việc xây dựng không gian bắt mắt, sang trọng sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng, giúp họ cảm thấy tò mò và mong muốn lựa chọn dịch vụ của tiệm.
- Xây dựng chiến lược marketing truyền miệng: Chủ kinh doanh cũng có thể tặng nhiều voucher giảm giá, marketing truyền miệng, chương trình thường niên, chương trình khai trương hoành tráng.
- Tận dụng các mối quan hệ: Chủ kinh doanh nên tận dụng các mối quan hệ xã hội của mình, từ gia đình, đồng nghiệp đến bạn bè thân thiết để họ có thể giúp bạn quảng bá rộng rãi hình thức kinh doanh của mình.
- Chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, diễn đàn: Việc quảng bá dịch vụ làm nail trên các nền tảng mạng xã hội là cách nhanh nhất để khách hàng biết đến tiệm nail của bạn.
Chiến lược đào tạo nhân viên
Chủ tiệm nail nên tuyển những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm và được đào tạo qua trường lớp bài bản. Ngoài ra, chủ tiệm cũng nên khuyến khích nhân viên học thêm các khóa học nâng cao và đặt ra nhiều chính sách thưởng, phạt công bằng.
Chủ tiệm cũng nên tổ chức những buổi teambuilding, buổi họp mặt và tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng để gắn kết nhân viên, giúp họ có thêm tinh thần, năng lượng để làm việc tốt hơn.
Chiến lược Marketing
Khi xây dựng chiến lược kinh doanh tiệm nail, chúng ta nên lập ra một chiến lược Marketing thật bài bản, chuyên nghiệp và khoa học. Chủ tiệm nail có thể quảng bá dịch vụ của mình trên nhiều kênh như Facebook, Zalo, TikTok, Youtube, Instagram và tối ưu SEO để trang web của tiệm nail tiếp cận khách hàng nhanh hơn.
Ngoài cách quảng bá dịch vụ trực tuyến, chúng ta cũng có thể thực hiện một số phương pháp truyền thống như phát tờ rơi, tổ chức sự kiện, tổ chức nhiều buổi hội thảo,…
Chiến lược chăm sóc khách hàng
Cơ sở kinh doanh của bạn nên triển khai chiến lược chăm sóc khách hàng một cách khéo léo và khoa học. Chẳng hạn như luôn tận tình giải đáp các thắc mắc của khách hàng và trả lời các câu hỏi qua mạng xã hội trong thời gian nhanh nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt một đường dây hotline để khách hàng có thể trao đổi về dịch vụ một cách kịp thời. Chiến lược chăm sóc khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng tin tưởng và lựa chọn dịch vụ làm móng tay tại cơ sở của bạn.
Luôn cập nhật xu hướng mới
Để có thể cạnh tranh với đối thủ, cơ sở kinh doanh của bạn cần cập nhật những xu hướng làm nail mới thường xuyên và thêm kiểu móng đó vào trong dịch vụ của tiệm nail nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu làm đẹp của khách hàng.
Việc xây dựng một chiến lược kinh doanh tiệm nail bài bản, khoa học sẽ giúp chị em phòng tránh được những rủi ro bất ngờ. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của người thân và bạn bè để có thể lập được một chiến lược hoàn hảo nhất.
>>> Các bài viết liên quan:
- Mở tiệm nail có cần giấy phép kinh doanh không? Thủ tục cần gì?
- Mở tiệm nail có đóng thuế không? Các loại thuế cần đóng là gì?
- Mở tiệm nail có cần bằng không? Chuẩn bị những gì?
Bình luận