Việc đôi chân luôn đổ mồ hôi ươn ướt cả ngày đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người người. Mồ hôi ra nhiều còn khiến cơ thể mất nước, mất muối và nhanh mệt mỏi.
Vậy thật sự ra mồ hôi chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Để giúp bạn giải đáp băn khoăn này, Làm Đẹp Mỗi Ngày sẽ tổng hợp về các bệnh lý liên quan đến vấn đề này ở bài viết sau.
Ra mồ hôi chân có những biểu hiện gì?
Có thể thấy, bài tiết mồ hôi là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể dưới sự tác động của hệ thần kinh giao cảm. Bởi khi môi trường quá nóng bức, hệ thần kinh giao cảm sẽ kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt cho cơ thể.
Tiết mồ hôi là biểu hiện bình thường, tuy nhiên nếu mồ hôi ra nhiều ở bàn tay bàn chân, nhất là trong những ngày hè thì sẽ là một điều bất thường. Bàn chân luôn ướt, đôi khi xuất hiện tiêu sừng lõm lòng bàn chân là nguyên nhân của chân nặng mùi. Nếu bị toát mồ hôi quá nhiều, sẽ khiến chân của chúng ta luôn bị lạnh ngắt, bất kể mùa đông hay mùa hè.
Những biểu hiện ra mồ hôi tay chân bất thường thường gặp là:
- Lòng bàn chân luôn ẩm ướt, có khi mồ hôi ra nhỏ giọt.
- Da chân nhợt nhạt, thậm chí nhăn nheo.
- Bàn chân lạnh toát.
- Da chân bị bong tróc.
Với những biểu hiện như vậy, ra mồ hôi chân là bệnh gì? Nó có thực sự nguy hiểm và có cách khắc phục không? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
Ra mồ hôi chân là bệnh gì?
Theo các chuyên gia, ra mồ hôi chân quá nhiều sẽ là dấu hiệu của những bất thường về sức khỏe và là biểu hiện của một số bệnh lý sau đây:
Rối loạn thần kinh giao cảm
Nếu bạn bị đổ mồ hôi nhiều ở chân dù trời nóng hay lạnh, dù là vận động nhiều hay ít và không liên quan đến bệnh lý nào khác thì đây có nhiều khả năng nguyên nhân là do rối loạn thần kinh giao cảm. Hiện trên thế giới đang có khoảng 3 – 5 % dân số phải “sống chung” với bệnh lý này.
Ngoài đổ mồ hôi nhiều ở 2 bàn chân, tị trí ra nhiều mồ hôi thường có tính chất đối xứng như ở 2 bàn tay, 2 nách, đầu mặt…Ra mồ hôi chân là bệnh gì thì nếu trong gia đình bạn có người bị đổ mồ hôi nhiều do rối loạn thần kinh giao cảm thì bạn cũng sẽ có 28% là dễ mắc phải nó.
Bệnh tuyến giáp
Thiếu hụt hormon tuyến giáp (suy giáp) hoặc có quá nhiều hormon tuyến giáp (cường giáp) đều gây rối loạn chuyển hóa khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi. Không chỉ bị đổ nhiều mồ hôi, người mắc phải điều này còn có thể đi kèm những biểu hiện như bị mất ngủ, tim đập nhanh, tâm trạng bất ổn, sụt cân nhanh… gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
Hạ đường huyết
Ra mồ hôi chân là bệnh gì thì đây cũng sẽ là một trong những biểu hiện thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường mãn tính. Bởi khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh sẽ cần phải ăn kiêng cũng như sử dụng thêm nhiều các loại thuốc hạ đường huyết. Vì lượng đường lượng đường máu thấp sẽ kích thích hệ giao cảm tăng bài tiết hormon adrenaline gây đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, tim đập nhanh…
Rối loạn nội tiết
Sự suy giảm hormone testosterone ở nam giới ở tuổi trung niên và estrogen ở nữ giới trước và trong thời kỳ mãn kinh hoặc tuổi dậy thì cũng sẽ khiến bộ phận cảm biến thân nhiệt hoạt động rối loạn, từ đó sẽ kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn ở nhiều vùng trên cơ thể. Đây cũng là lời giải đáp cho thắc mắc của nhiều chị em “người nóng, ra mồ hôi chân là bệnh gì?”.
Bệnh phong thấp
Trong Đông y phong thấp là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh như đau đầu, hay các bệnh về viêm khớp, rối loạn mỡ máu, đau nhức xương khớp và đặc biệt là ra mồ hôi tay chân.
Điều này xảy ra là bởi dương khí trong cơ thể đã bị thoát ra ngoài làm tắc nghẽn đường kinh ở tứ chi khiến lòng bàn tay hay lòng bàn chân thường xuyên đổ mồ hôi và lạnh. Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị ra mồ hôi và lạnh ở chân trong mùa lạnh.
Cách xử lý khi bị ra mồ hôi chân
Khi đã biết được ra mồ hôi chân là bệnh gì, chắc chẳn chúng ta cũng đã hiểu được mức độ nguy hiểm của tình trạng này nếu có liên quan đến bệnh lý. Vì thế, khi cơ thể xuất hiện ra mồ hôi tay chân kèm theo các dấu hiệu khác thì nên nhanh chóng thăm khám. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, nếu bạn đang bị ra mồ hôi chân ở tình trạng nhẹ, mới xuất hiện thì bạn có thể cải thiện bằng cách:
– Hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết. Đồng thời hạn chế ăn mặn, uống nhiều nước, nhất là nước ép rau củ quả để thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng tiết mồ hôi.
– Đặc biệt, hãy hạn chế những món ăn hay thực phẩm cay nóng, chất kích thích để không ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của cơ thể.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và cũng là cách giúp cơ thể được chân bằng và hạn chế tình trạng tiết mồ hôi ở chân hiệu quả.
– Hãy điều chỉnh và cân bằng tâm trạng của mình, tránh làm việc mệt mỏi căng thẳng để không làm tình trạng này thêm nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những chia sẻ để giúp bạn giải đáp cho băn khoăn Ra mồ hôi chân là bệnh lý gì cũng một số cách xử lý khi gặp phải tình trạng này. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ hiểu thêm về bệnh lý này, phát hiện kịp thời và nhanh chóng điều trị để có kết quả tốt nhất nhé! Chúc bạn thành công.
Bình luận