Những mẹo dùng lá khế để chữa các bệnh da liễu như mề đay được nhiều người tin dùng từ xưa đến nay. Ưu điểm của lá khế có rất nhiều, công dụng hiệu quả và linh động trong việc chữa trị. Để trả lời cho câu hỏi “uống nước lá khế có tác dụng gì”, chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Uống nước lá khế có tác dụng gì?
Lá khế có vị chua, tính bình, có khả năng lợi tiểu, các hàm lượng dưỡng chất trong lá khế còn có khả năng tiêu viêm, giảm ngứa hiệu quả.
Công dụng của nó mang lại thì vô cùng nhiều, có thể kể đến như: trị các bệnh về dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa, viêm da ngoại cảnh, mẩn đỏ, nổi mề đay,…
Nấu nước lá khế có tác dụng chữa mề đay
Mề đay thường do dị ứng thời tiết, “nạp” các loại thức ăn hoặc tiếp xúc thường xuyên các vật dụng chứa nhiều hóa chất. Bên cạnh đó không loại trừ căng thẳng, rối loạn nội tiết cũng có thể gây ra bệnh mề đay. Bệnh này sẽ gây đỏ da, khiến da nổi mẩn đỏ, cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu.
Đối với tình trạng nổi mề đay nhẹ, bạn có thể dùng lá khế để hạn chế đi tình trạng làm tổn thương da, giảm thiểu sự ngứa ngáy do bệnh gây ra. Trong lá khế có chứa hàm lượng vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất cao, có khả năng “khôi phục” các mô da bị hư tổn, ức chế được các vi khuẩn gây bệnh.
Đây là cách trị mề đay được đánh giá là có độ an toàn khá cao, cùng với nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp nên được áp dụng rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện khi bệnh còn đang ở mức nhẹ và không có dấu hiệu bị bội nhiễm. Khi bệnh ở mức cao, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để có hướng điều trị kịp thời, tốt nhất.
Những bài thuốc nào giúp uống nước lá khế có tác dụng tốt nhất?
Sau khi biết được câu trả lời cho thắc mắc “uống nước lá khế có tác dụng gì”, bạn nên tùy vào từng trường hợp bệnh mà áp dụng những bài thuốc sau đây. Nên nhớ, chỉ sử dụng khi đã tham khảo qua ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nhé.
Chữa mề đay, ngứa da
Như đã nói, lá khế có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và có thể thanh giải độc tố, điều hòa chức năng gan và thận. Uống nước lá khế có tác dụng giảm tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa do chức năng hoạt động của gan kém hoặc dị ứng thực phẩm.
Bạn bắc một ấm nước sôi. Mang 20 gram lá khế đi rửa sạch, bỏ vào ấm nước sắc uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy những quả khế tươi, rửa sạch, giã cho nát và đắp bên ngoài da. Lá khế có thể uống hoặc lấy tắm 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi uống nước lá khế có tác dụng chữa mề đay: Khi sử dụng lá khế với mục đích chữa bệnh mề đay, bạn nên lưu ý, lá khế chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần, không có khả năng trị tận gốc. Nếu như trường hợp bệnh gây ngứa dữ dội, bạn nên đến bác sĩ để được cấp đơn thuốc uống và điều trị đúng nhất.
Chữa đau họng và sổ mũi
Trong khế có chứa nhiều vitamin C, B, khoáng chất thiết yếu như kẽm, kali, sắt,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, chữa được những bệnh như đau họng, sổ mũi. Với bài thuốc này, chúng ta sẽ áp dụng quả khế thay vì lá khế.
Bạn cần chuẩn bị 90 – 120gram khế tươi. Sau đó đem khế đi rửa sạch, xắt nhỏ, bỏ vào máy xay hoặc ép lấy nước uống trong ngày. Kiên trì áp dụng sẽ thấy được công dụng hiệu quả hơn.
Uống nước lá khế chữa bí tiểu, đau đầu
Lá khế còn có công dụng trong việc trị bí tiểu, choáng váng, đau đầu hiệu quả. Các thực hiện lại vô cùng hiệu quả, có 2 công thứ như sau:
Cách thứ nhất: Chuẩn bị 100gr lá khế. Sau đó đem đi rửa sạch, bắc nước và sắc lá khế thành 750ml và 300ml, chia thành 2 lần uống trước khi vào bữa ăn.
Cách thứ hai: Chuẩn bị 40 gram lá chanh tươi cùng 100 gram lá khế tươi. Đem cả hai nguyên liệu đi rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước. Chia thành hai lần uống trước ăn, dùng trong ngày.
Lá khế trị nám
Ngoài những công dụng như uống vào bên trong, lá khế còn có thể tác dụng từ ngoài vào trong hiệu quả. Không những trị được nám, lá khế còn giúp bạn nhanh chóng sở hữu làn da trắng sáng, mịn màng, chống lão hóa da cực tốt.
Bạn cùng một nắm lá khế non còn tươi, rửa sạch với nước. Sau đó đem lá khế đi giã nát, trộn đều với muối. Rửa sạch mặt với nước ấm và thoa đều hỗn hợp trên lên vùng da bị nám. Đợi khoảng 15 – 20 phút, bạn có thể rửa mặt lại với nước lạnh. Kiên trì thực hiện trong một thời gian sẽ mang lại công dụng hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng lá khế trong điều trị bệnh trong và ngoài cơ thể
Vì là loại lá cây, nên lá khế có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus gây hại. Vì thế, trước khi sử dụng, bạn nên rửa với nước sạch và ngâm cùng với muối biển để loại bỏ những tác nhân độc hại, hạn chế nguy cơ kích ứng, viêm nhiễm.
Khi áp dụng những biện pháp chà xát hoặc tắm bằng lá khế, bạn nên sử dụng nhẹ nhàng, tránh làm mạnh tay dễ dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng.
Đối với thắc mắc “uống nước lá khế có tác dụng gì”, câu trả lời là nước lá khế sẽ phát huy công dụng tốt nhất khi chữa mề đay. Nhưng vì đây là biện pháp dân gian không có tính đồng nhất, nên sau khi áp dụng một vài lần, bạn không thấy có hiệu quả gì thì nên thay đổi biện pháp khác.
Trước khi áp dụng lá khế lên da, bạn nên thử kiểm tra độ kích ứng bằng cách thoa thử lên vùng da mỏng ở cổ tay trước. Nếu có biểu hiện bất thường nên ngưng sử dụng phương pháp này ngay để tránh gặp những hậu quả không mong muốn.
Hy vọng qua bài viết trên từ Làm Đẹp Mỗi Ngày , bạn đã tìm được những câu trả lời và bài thuốc hay cho câu hỏi “uống lá khế có tác dụng gì”. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp nhé!
Xem thêm:
- Hướng dẫn uống collagen trị sẹo rỗ
- Uống gì để trị nám da mặt tốt nhất?
Bình luận