Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt? Sai lầm dễ mắc phải


Nhầm lẫn thứ tự thực hiện các bước chăm sóc da sẽ không đem lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại cấu trúc da về sau. Đặc biệt ở các bước làm sạch da là tẩy trang, rửa mặt và tẩy tế bào chết rất ít người thực hiện chính xác khiến làn da bị tổn thương hoặc không sạch sẽ hoàn toàn.

Nếu vậy tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt hay không? Tham khảo bài viết của Làm Đẹp Mỗi Ngày để giải đáp thắc mắc và tìm hiểu quy trình skincare đúng chuẩn y khoa nhé.

Tác dụng của các bước làm sạch da

Một quy trình chăm sóc da cơ bản và đầy đủ luôn có ít nhất 3 bước làm sạch da là tẩy trang, rửa mặt và tẩy tế bào chết. Mỗi bước sẽ có những tác động chuyên biệt giúp làn da lần lượt được làm sạch hoàn hảo các chất bẩn bám trên bề mặt da đến cặn bã tồn đọng dưới lỗ chân lông. Cùng tìm hiểu tác dụng của các bước làm sạch da như thế nào nhé.

Các bước làm sạch da hiệu quả sẽ giúp da khỏe mạnh
Các bước làm sạch da hiệu quả sẽ giúp da khỏe mạnh

Tẩy trang

Tẩy trang giúp làm sạch nhanh chóng lớp trang điểm cứng đầu mà sữa rửa mặt không thể rửa sạch được. Ngoài ra, các kim loại nặng, hóa chất mỹ phẩm, kem chống nắng, bụi bẩn tích tụ dưới lỗ chân lông cũng được lấy đi một cách hiệu quả. Nhờ đó giúp giảm thiểu tình trạng bít tắc da khiến lỗ chân lông giãn nở tạo điều kiện cho da tiết nhiều dầu nhờn, dễ viêm nhiễm và nổi mụn.

Rửa mặt với sữa rửa mặt

Sữa rửa mặt sẽ tác động sâu hơn so với nước tẩy trang, giúp làm sạch lớp dầu tẩy trang, các chất bẩn đọng lại trên da, vi khuẩn gây viêm, dầu thừa,… Đồng thời hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ da sau khi làm sạch. Sữa rửa mặt còn có tác dụng cấp ẩm, cân bằng da, làm dịu nhanh chóng các phản ứng sinh học trên da, giúp xua tan mệt mỏi và áp lực, khôi phục làn da khỏe mạnh, mịn màng và tươi mới gấp nhiều lần.

Rửa mặt để làm dịu da và ngăn ngừa mụn
Rửa mặt để làm dịu da và ngăn ngừa mụn

Tẩy tế bào chết

So với nước tẩy trang và sữa rửa mặt chỉ làm sạch cơ bản ở trên bề mặt da thì tẩy tế bào chết giúp làn da được thông thoáng, sạch sẽ chuyên sâu, toàn diện nhất. Làn da đào thải hàng triệu các chất cặn bã, lớp sừng già xỉn màu và tế bào da chết mỗi ngày.

Những chất bài tiết này đều không thể dễ dàng làm sạch hoàn toàn bằng nước tẩy trang hay sữa rửa mặt. Lúc này, tẩy tế bào chết sẽ đóng vai trò làm sạch sâu dưới da để giúp làn da được sạch sẽ toàn diện và sẵn sàng hấp thu các dưỡng chất ở những bước làm đẹp tiếp theo.

Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt không?

Thực hiện đầy đủ các bước làm sạch trên bạn sẽ chăm sóc một làn da khỏe mạnh, mịn màng, trẻ đẹp tại nhà. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai thứ tự các bước trên thì hiệu quả sẽ rất thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại đến da như mụn viêm, đổ dầu nhờn, lỗ chân lông to,…

Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt hay không
Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt hay không

Trong 3 bước làm sạch cơ bản, nhiều người nhầm lẫn 2 bước tẩy tế bào chết và rửa mặt. Một số luồng ý kiến gây tranh cãi là tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt không và phải thực hiện bước nào trước. Đâu mới là cách chăm sóc da đúng và an toàn?

Theo các chuyên gia da liễu khuyến cáo. Để làm sạch da đạt hiệu quả tối ưu thì bạn cần phải thực hiện đầy đủ và lần lượt theo trình tự các bước gồm tẩy trang, rửa mặt và tẩy tế bào chết.

Với trình tự này sẽ tác động làm sạch da theo cơ chế từ bên ngoài vào đến trong, giúp da được sạch sẽ chuyên sâu đến từng tầng biểu bì và nuôi dưỡng, bảo vệ một làn da khỏe mạnh, mịn màng, trẻ đẹp hơn.

Tóm lại, câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt hay không” đó là không nhé. Hãy áp dụng thật chính xác và hiệu quả theo đúng quy trình chuẩn được khuyến cáo để làm đẹp thành công nhé.

Quy trình skincare chuẩn y khoa khuyến cáo

Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với việc chăm sóc da tại nhà thì nên tham khảo và áp dụng quy trình skincare chuẩn y khoa khuyến cáo dưới đây để làm đẹp nhanh chóng, có hiệu quả cao hơn.

Bước 1: Tẩy trang

Thực hiện tẩy trang mỗi ngày cho da dù không trang điểm. Áp dụng lên vùng da khô ráo để có hiệu quả tốt. Hãy chọn dòng sản phẩm tẩy trang có kết cấu, đặc tính phù hợp với tính chất da để tránh trường hợp kích ứng và làm sạch không hiệu quả nhé.

Bước 2: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt

Rửa mặt ít nhất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, mỗi lần rửa mặt hãy massage thật nhẹ nhàng để làm sạch da và không kéo dài quá 5 phút. Chọn lựa dòng sữa rửa mặt tương thích tốt và phù hợp với cơ địa của da để tăng hiệu quả và tránh tác dụng phụ.

Bước 3: Tẩy tế bào chết

Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết cho da định kỳ từ 2-3 lần/ tuần. Không ma sát quá mạnh khi tẩy tế bào chết để tránh gây tổn thương da. Không tẩy tế bào chết 2 lần liên tiếp và mỗi lần kéo dài quá 5 phút. Chọn sử dụng những sản phẩm tẩy tế bào hết không chứa hạt và chiết xuất tự nhiên để tạo cảm giác thư giãn, êm dịu và đảm bảo an toàn cho mọi cơ địa da.

Bước 4: Thoa toner

Thoa toner cho da 2 lần/ ngày ngay sau các bước làm sạch để cân bằng mật độ pH và làm dịu da. Chọn toner lành tính, có tính năng cấp ẩm, bù khoáng hoặc điều trị da để mang lại hiệu quả dưỡng da cao hơn.

Thoa toner để cân bằng mật độ da
Thoa toner để cân bằng mật độ da

Bước 5: Thoa kem dưỡng hoặc serum

Nếu làn da đang điều trị thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm điều trị như serum và kem dưỡng ẩm để phục hồi cấu trúc da hư tổn.

Bước 6: Dưỡng ẩm

Cuối cùng của quy trình skincare đạt tiêu chuẩn y khoa là thoa kem dưỡng ẩm để dưỡng ẩm, bảo vệ da trẻ khỏe và căng mịn, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da và giúp các bước dưỡng da có tác dụng cao nhất.

Trên bài viết là câu trả lời chính xác cho ý kiến gây tranh cãi “Tẩy tế bào chết xong có nên rửa mặt không?”. Chúc bạn áp dụng hiệu quả kiến thức làm đẹp trên bài viết để chăm da tốt hơn, dễ dàng hơn nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan